Châm cứu hỗ trợ điều trị bệnh béo phì tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 1: Kim châm cứu và bệnh nhân bị bệnh béo phì
1. Tổng quan về bệnh béo phì theo Y học cổ truyền.
Theo
Y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù chứng phì nhân, nhục nhân, phì bạng. Bệnh đã được nêu ra từ rất
sớm trong các tác phẩm Tố Vấn - Thông bình hư thực luận, Linh khu - Chương vệ
khí thất dưỡng đều cho rằng béo phì đa phần là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí
hư gây nên.
Phì bạng là một
loại bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó việc ăn uống quá độ, ít vận động
thể chất khiến lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong cơ thể khiến cân nặng vượt quá
quy định cũng là một trong những nguyên nhân. Phì bạng thường đi kèm với nhiều
triệu chứng khác nhau như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, đoản khí đoản hơi,
lười giao tiếp nói chuyện.
Trong “Nội Kinh” chia béo phì thành 3 thể đó
là: Phì, Cao, Nhục. “Linh Khu-Vệ Khí Thất Thường” viết: “ Nhân Hữu Phì, Hữu
Cao, Hữu nhục…..Quắc Nhục Kiên, Bì Mãn Giả Phì, Quắc Nhục Bất Kiên, Bì Hoãn Giả
Cao; Bì Nhục Bất Tương Li Giả Nhục.” Trong đó những người béo với bụng phệ, bụng bia được xem là béo phì
trước tiên. Như vậy có thể thấy rằng béo phì được tiến hành phân loại căn cứ
vào độ ít nhiều của lớp mỡ dưới da và để phân biệt với những người có tạng
người to béo.
Trong “Linh Khu- Âm Dương Nhị Thập
Ngũ Nhân” cho rằng những người béo phì có đặc điểmthể chất “ khí hữu dư”. Mà
trong “Nội Kinh” còn ghi chép lại rằng béo phì có mối quan hệ với nhiều bệnh
lý, chứng trạng khác như tiêu khát, trúng phong, thiên khô, uỷ quyết, đều do ăn
uống quá nhiều mà gây ra.
2. Nguyên nhân
và cơ chế bệnh sinh:
Bệnh
béo phì có mối liên quan tới chế độ ăn uống, tuổi tác, bẩm tố tiên thiên và nhiều yếu tố khác. Người vị cường
tỳ nhược lâu ngày sẽ dần dần sinh đàm thấp, làm khí cơ vận hành bất sướng, huyết
hành ứ trệ, ứ át sinh nhiệt, dẫn tới béo phì và những chuyển biến bệnh lý liên
quan.
- Ẩm thực thất điều: Người ăn uống quá nhiều, thường có xu hướng thiên về vị nhiệt, công năng vận hoá thuỷ cốc khang vượng. Đưa vào cơ thể lượng lớn thức ăn đậm vị, dầu mỡ, béo ngọt, làm khốn át tỳ vận, lâu ngày gây tổn thương công năng vận hoá của tỳ. Giai đoạn tiếp theo lượng lớn thuỷ cốc không thể vận hoá thành chất tinh vi, dần dần chuyển biến thành mỡ, kèm theo sự loạn khí uất đình tại các khoảng kẽ cân mạc, gây nên béo phì.
- Ít vận động: Động tắc dương
sinh, tĩnh tắc sinh âm. Người thích ngồi lười vận động thì âm thịnh mà dương
nhược, công năng khí hoá của dương khí bất túc, có thể dẫn tới tân dịch không
quy chính hoá, đình trệ thành đàm thấp, hoá thành mỡ mà gây ra phì bạng.
- Thất tình nội thương: Lo nghĩ hại Tỳ, giận dữ hại Can. Can mộc khắc Tỳ thổ càng làm cho Tỳ thổ suy yếu, công năng vận hóa giảm sút, đàm trọc ứ trệ tại cơ nhục bì phu.
- Tiên thiên bất túc: Thận khí không đủ, không thể khí hóa được thủy, thủy đạo không thông điều, nên thủy thấp tràn ra bì phu, cơ nhục.
+ Thận dương hư suy, hỏa không đủ làm ấm thổ, thủy thấp và
tân dịch không được khí hóa, tràn lên thành đàm.
- ð Tỳ Thận dương hư, Can Đởm thất điều không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, đạo mạch không được lợi. Do đó, bệnh thường kết hợp với khí trệ, huyết ứ.
Vì vậy, béo phì trên lâm sàng đa phần là do bản hư tiêu thực,
bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy
thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.
3. Cơ sở lý luận
của phác đồ huyệt điều trị béo phì:
Hình 2: Huyệt Khúc trì
Bệnh
nhân béo phì đơn thuần đa phần do ăn nhiều đồ béo ngọt, ít vận động nên quá
nhiều nhiệt lượng chuyển thành chất mỡ tích lại mà hình thành béo phì. Căn cứ
theo phân tích loại hình của Trung y, bệnh nhân đa số do tỳ vị thất hòa, khí cơ
bất điều, thấp tụ lại hóa mỡ, mỡ đó tập trung ở trong bụng nên thuộc phạm vi
đàm trọc đàm trệ. Tích trong cơ thể mà trở trệ khí cơ mà ảnh hưởng đến công
năng tạng phủ toàn thân, thậm chí dẫn đến khí huyết bất điều, âm dương mất bình
hằng, vì thế ban đầu dùng kiện tỳ hòa vị, hành khí hóa thấp giảm béo mà lập ra
pháp điều trị.
Nghiên
cứu sử dụng nhóm các huyệt vị như: Trung quản, thiên khu, quan nguyên, chương
môn là các huyệt mộ của vị, đại tràng, tiểu tràng, tam tiêu, tỳ; đại trường du,
thận du, tam tiêu du, tỳ du, can du, cách du đều là bối du huyệt. Kết hợp huyệt
du mộ có thể kiện tỳ hòa vị, hành khí hóa thấp, tăng cường chức năng tạng phủ,
điều hòa khí huyết toàn thân.
Ngoài ra, chọn
các huyệt vị ở tứ chi như khúc trì, hợp cốc, túc tam lý là huyệt kinh dương
minh, dương minh là kinh đa khí đa huyết, vì thế ba huyệt này có thể tăng cường
điều hòa khí huyết toàn thân, thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Dương lăng tuyền,
tam âm giao, công tôn, phong long đều là các huyệt chủ yếu hay dùng để kiện tỳ
ích khí, hành khí hóa thấp.
Trong thời gian điều trị
dặn bệnh nhân uống nhiều nước, vận động hợp lý sẽ làm thúc đẩy quá trình chuyển
hóa thay cũ đổi mới càng tăng hiệu quả điều trị.
- Nhóm huyệt chính: Trung quản, thiên khu, quan nguyên, chương môn, đại trường du, thận du, tam tiêu du, tỳ du, can du, cách du, khúc trì, chi câu, hợp cốc, túc tam lý, âm lăng tuyền, phong long, tam âm giao, côn lôn.
Hình 3: Huyệt Thận du
- Nhóm huyệt phối hợp: vùng bụng béo bệu nhiều gia lương môn, thủy phần, đại cự.
4. Tài liệu tham khảo
1.Khoa Y học cổ truyền, Trường
Đại học Y Hà Nội (2003). Bài giảng Y học cổ truyền tập 1. Nhà xuất bản Y học,
233–234, 241, 238–239, 273, 46, 132, 146, 145-146.
2. 吴勉华,王新月 (2012) 中医内科学;中国中医药出版社;第401-407
3.Hội nội tiết - đái tháo đường
Việt Nam (2016). Bệnh béo phì. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nội tiết -
chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 336–345.
4. Hoàng Duy Tân (2006). Từ
điển châm cứu. Nhà xuất bản Đồng Nai, 11,720.
5. Organisation mondiale de la
Santé (2003), Obesite: Prevention et prise en charge de l’epidemie mondial,
Serie de Rapports techniques 894. Geneve