Chuyên đề: Phương pháp châm cứu và điều cần biết về châm cứu
  1. Châm cứu là gì?

Châm cứu là tên gọi kết hợp giữa châm và cứu. Trên lâm sàng thường dùng kết hợp giữa châm và cứu, có tác dụng tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Trên lâm sàng nếu sử dụng châm đơn lẻ thì gọi là CAN CHÂM, Nếu sử dụng đơn lẻ phép cứu thì gọi là CỨU LIỆU. Nếu kết hợp thì gọi là châm cứu. Châm là dùng kim tác động vào huyệt, còn cứu là dùng hơi nóng của ngải cứu khô tác dụng trên huyệt.

2.Châm cứu ra đời từ khi nào?

 Châm cứu là một phương pháp điều trị quan trọng trong nền Y học cổ truyền phương Đông, châm cứu ra đời từ thời kỳ đồ đá trên 4000 năm trước công nguyên. Người xưa thường dùng đá mài nhọn làm kim (gọi là Biến thạch), sau đó dùng xương (gọi là Cốt châm) hoặc tre (Trúc châm). Qua nhiều năm tháng thời kỳ hiện tại châm cứu càng ngày càng được ứng dụng nhiều và hiện nay chất liệu được sử dụng thường là hợp kim, bạc, vàng.Ở Việt Nam châm cứu cũng có từ rất lâu đời, ông cha cũng đã áp dụng từ lâu.

3.Châm cứu có tác dụng gì?

Theo Y học hiện đại :

Phương pháp điện châm( kết hợp dòng điện xung và phương pháp châm đơn thuần) : có thể làm tăng sinh beta- endorphin (Beta-endorphin là một loại morphin nội sinh có tác dụng giảm đau gấp 200 lần morphin ngoại sinh.)

Châm cứu có tác dụng kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế tùy mục đích điều trị.

Châm có tác dụng tại chỗ, theo các tiết đoạn thần kinh hoặc toàn thân để giảm đau, dựa  trên cơ chế của cung phản xạ, các chất trung gian hóa học hoặc nội tiết…

Sự phát sinh bệnh tật là do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết gây bệnh có thể ở nông bên ngoài như (da, cơ, gân, xương, kinh lạc ,…). Hoặc ở biểu, có thể ở sâu bên trong (khí, huyết, tạng phủ) bệnh vào lý .Tác dụng châm cứu duy trì sự cân bằng âm dương, điều chỉnh khí huyết, điều hòa chức năng tạng phủ, kinh lạc. Châm có châm bổ, châm tả, bình bổ bình tả:

Bệnh do hàn lạnh thì dùng phép cứu để chữa .

4. Các phương pháp châm hiện nay:

Hào châm: dùng kim ngắn để châm vào huyệt.

Trường châm: Dùng kim dài để châm xuyên huyệt.

Nhĩ châm:sử dụng mối liên hệ giữa các huyệt vùng tai với các cơ quan, kinh lạc trong cơ thể để chữa bệnh

Ôn châm: Là phương pháp kết hợp vừ dùng kim châm vào huyệt vừ dùng điếu ngải để cứu trên huyệt.

Điện châm: là phương pháp kết hợp đông tây y. sau khi châm kim xong thầy thuốc sẽ mắc dòng điện xung thích hợp vào kim nhằm kích thích huyệt.

Mai hoa châm: Là sử dụng rất nhiều kim nhỏ cắm vào đầu cán gỗ gõ trên mặt da, ngày nay chế tạo thành bàn lăn có nhiều kim nhỏ ở bàn lăn dùng lăn đều trên mặt da vùng bị bệnh.

5. Châm cứu có thể chữa những bệnh nào?

Thần kinh: đau đầu, mất ngủ, đau các dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh hông to, đau dây thần kinh liên sườn,…và các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh số 7, liệt tứ chi, liệt dây thần kinh trụ, quay…

Cơ – xương – khớp: đau lưng, đau vai gáy, đau khớp gối, đau cổ tay….

Tuần hoàn : tăng huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim, đau vùng trước tim,…

Hô hấp: Ho, ngạt mũi, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản mạn, cơn hen vừa và nhẹ…

Tiêu hóa : Cơn đau đại tràng cơ năng, viêm đại tràng mạn, đau thượng vị, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn, nấc,…

Tiết niệu: Bí đái cơ năng, đái dầm ở trẻ em, ỉa đái không tự chủ ….

Sinh dục: Rong kinh, rong huyết , rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, mộng tinh, di tinh, di niệu…

Da liễu: dị ứng, mày đay …

Các vấn đề khác như : nói ngọng, không nói được, chậm nói, ù tai, điếc, đau răng, đau mắt, lên lẹo,…

6. Những người nào không nên châm cứu?

+ Bệnh nhân đang mắc các cấp cứu ngoại khoa hoặc các chuyên khoa khác, cần phải theo dõi và điều trị bằng phẫu thuật.

+  Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, thiếu máu.

+ Người mắc bệnh tim như nhồi máu cơ tim.

+ Người có trạng thái tinh thần không ổn định, đang say rượu, quá đói hoặc quá no.

7.Phụ nữ có thai châm được không?

Phụ nữ có thai khi cần thiết lắm thì mới nên châm cứu và nên chú ý không châm huyệt : hợp cốc, chí âm.

8.Châm cứu cho trẻ em có được không?

 

Theo Y học cổ truyền :

 

+ Hư là chính khí của cơ thể suy giảm phải dùng pháp bổ để châm gọi là châm bổ

+ Thực là do tà khí quá mạnh phải dùng phép tả để điều chỉnh cơ thể gọi là châm tả

 

 

Hiện tại châm cứu  cho trẻ em được áp dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả tốt đặc biệt là trong điều trị các bệnh như trẻ tăng động giảm chú ý, thất ngôn .

Bác sĩ : Đỗ Thị Thu Hằng, Khoa Vật Lý Trị Liệu, Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Vĩnh Phúc

 

 

 

TIN MỚI

Tin tức

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 209
  • Trong tuần: 3 656
  • Tất cả: 265716

BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH VĨNH PHÚC

Bằng tất cả khả năng, trí tuệ và trang thiết bị hiện đại chúng tôi mong muốn mang lại sự an tâm, thoải mái nhất cho người bệnh. 

 Đội ngũ các y Bác sỹ của Bệnh viện áp dụng các công nghệ cao trong điều trị và chuẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời, nhanh chóng

Địa chỉ: Tầng 1,9,10,11,12 Tòa nhà C, Bệnh viện Sản - Nhi, Km 9 Quốc lộ 2A, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, Xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211.3861211 - 0211.3847511 - 0913258255 - 0852908333 - 0915.057599

Email: benhvienphcn@gmail.com