Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng sớm của người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017
Nghiên
cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu phục hồi chức năng (PHCN) sớm của người bệnh
đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 122 người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân bị đột quỵ giai đoạn
cấp, có tình trạng thiếu sót thần kinh không còn tiến triển. Kết quả thu được
là nhu cầu về PHCN hô hấp chiếm tỷ lệ cao 85-86% so với nhu cầu tập tăng cường
vận động, tập vỗ rung 72-73% và tập thở khoảng 66%. Nhu cầu PHCN phòng tắc mạch
bằng tăng cường vận động chiếm 92,6%, trong khi người bệnh chỉ có nhu cầu 64-82%
ở nội dung vận động tay chân bên liệt và tay chân hai bên. Đối với Hướng dẫn tư
thế đúng trong PHCN, người bệnh có nhu cầu cao nhất ở nội dung tăng cường vận động
chiếm 91,0%. Nhu cầu của người bệnh được vận động trị liệu tay, chân liệt chiếm
tỷ lệ cao nhất 82,8%, nhưng nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chỉ khoảng 70%.
Từ khóa: đột quỵ, phục hồi chức năng, kỹ thuật
viên
*
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Địa
chỉ: Bệnh viện Phục hồi Chức Năng Vĩnh Phúc
Điện
thoại: 0915057599
Email:
nguyenhaiyen171184@gmail.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ (Stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não,
được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “tình
trạng bệnh lý não biểu hiện bởi các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột
với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong
trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não” [1]. Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể bị
những di chứng nặng nề như viêm phổi, trầm cảm, co cứng các chi, liệt nửa người,…
thậm chí tử vong. Do đó, người bệnh đột quỵ cần được chẩn đoán nhanh, chính
xác, sử dụng thuốc đúng, đủ, kịp thời và được chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN)
sớm, đặc biệt ngay từ giai đoạn cấp của bệnh [2]. Tuy nhiên, công tác PHCN sớm cho người
bệnh còn chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc hạn chế về nhận thức của
người bệnh và đầu tư nhân lực cho công tác này. Do đó, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mô tả thực trạng nhu cầu phục hồi
chức năng sớm của người bệnh và người nhà bệnh nhân đột
quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Người bệnh
hoặc người nhà bệnh nhân đột quỵ
giai đoạn cấp từ 18 tuổi trở lên, điều trị tại 02 khoa là nơi nhận và điều trị cho người bệnh
đột quỵ giai đoạn cấp: Nội thần kinh và Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc, có tình trạng thiếu
sót thần kinh không còn tiến triển.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đột
quỵ không có khả năng nghe, nói bình thường và chưa đủ 18 tuổi theo năm sinh
dương lịch;
Người bệnh
đột quỵ là thân nhân của nhân viên bệnh viện;
Người bệnh
đột quỵ đã qua giai đoạn cấp
Người
nhà bệnh nhân không thường
xuyên chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện;
Đối tượng
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại 02
khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ 7/2017
đến tháng 5/2018.
2.4.1.Cỡ
mẫu
Lấy cỡ mẫu toàn bộ, thuận tiện có chủ đích những người bệnh đột quỵ giai
đoạn cấp đang nằm điều trị nội trú tại 2 khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực,
có 122 người bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
2.4.2.
Chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân điều trị tại 02 khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, được
chẩn đoán đột quỵ giai đoạn cấp. Được khám lâm sàng, làm đầy đủ các xét nghiệm:
chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ) và các xét nghiệm
máu, nước tiểu.
Vật liệu và công cụ nghiên cứu:
Mẫu bệnh án nghiên cứu, phiếu phỏng vấn;
mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chí chẩn đoán đột quỵ giai đoạn
cấp:
Đột quỵ được chẩn đoán theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới [1] và thời gian bị bệnh dưới 6 tuần
kể từ ngày khởi phát cơn đột quỵ
Các chỉ số đánh
giá:
Tuổi, giới, điểm mức độ nặng của đột
quỵ theo thang điểm National Institutes of Health Stroke Scale (NIHSS); các nhu
cầu người bệnh/người nhà và mức đáp ứng nhu cầu
về các nội dụng: PHCN hô hấp, PHCN phòng tắc mạch,
PHCN tư thế đúng, PHCN vận động.
2.5.
Xử
lý số liệu
Phân
tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán thống kê
mô tả để mô tả tần số, tỷ lệ % với các biến định tính, tính trung bình và độ lệch
chuẩn với các biến định lượng.
2.6. Đạo đức nghiên cứu: Đề tài thông qua hội đồng
y đức của trường Đại học Y Hà Nội.
III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
theo tuổi và giới (số lượng = 122)
Giới
|
Nam
|
Nữ
|
số
lượng
|
tỷ
lệ %
|
Số
lượng
|
Tỷ lệ %
|
|
67
|
54,9
|
55
|
45,1
|
Tuổi (trung bình ± độ lệch
chuẩn)
|
71,5±14,9
|
Tỷ lệ nam và nữ là tương đồng với 54,9% người bệnh nữ và 45,1% người bệnh nam.

Hình 1. Phân loại mức độ đột quỵ của
người bệnh theo thang điểm NIHSS
Số người bệnh đột quỵ mức độ nặng và
rất nặng chiếm 27,8%, trong tình trạng hôn mê hoặc cần thở máy được điều trị tại
Khoa Hồi sức tích cực.
Bảng 2. Nhu cầu phục hồi chức năng hô hấp
của người bệnh đột quỵ
giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN hô hấp
|
Có nhu cầu PHCN hô hấp
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vỗ rung lồng ngực
|
88
|
90
|
72,1%
|
73,8%
|
Tập thở
|
81
|
82
|
66,3%
|
66,3%
|
Tăng cường vận động
|
104
|
105
|
85,3%
|
86,1%
|
Uống ít nhất 2 lít nước
mỗi ngày
|
76
|
73
|
62,3%
|
60,3%
|
Các
nhu cầu về bài tập PHCN hô hấp đơn giản như tăng cường vận động chiếm tỷ lệ cao
nhất 85% so với các bài tập chuyên sâu vỗ rung, tập thở 66-72%.
Bảng 3. Nhu cầu phục hồi chức năng phòng tắc mạch ở người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN phòng
tắc mạch
|
Có nhu cầu PHCN phòng tắc mạch
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vận động tay, chân 2 bên
|
79
|
81
|
64,7%
|
66,4%
|
Vận động tay, chân liệt
|
101
|
101
|
82,8%
|
82,8%
|
Tăng cường vận động
|
113
|
112
|
92,6%
|
91,8%
|
Nhu cầu PHCN tăng cường vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 113/122 (92,6%).
Bảng 4. Nhu cầu phục hồi chức
năng tư thế đúng của người bệnh đột
quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN tư thế đúng
|
Có nhu cầu PHCN tư
thế đúng
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vị thế nằm đúng trên giường
|
82
|
81
|
67,2%
|
66,9%
|
Tăng cường vận động
|
111
|
112
|
91,0%
|
91,8%
|
Nhu cầu PHCN tư thế đúng của người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng cường
vận động chiếm cao nhất 91,0%.
Bảng 5. Nhu cầu luyện tập phục hồi chức năng của người bệnh đột
quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung luyện tập PHCN vận động
|
Có nhu cầu PHCN vận động
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vận động
tay, chân 2 bên
|
77
|
78
|
63,1%
|
63,9%
|
Vận động
tay, chân liệt
|
101
|
101
|
82,8%
|
82,8%
|
Tập ngồi
|
88
|
85
|
72,1%
|
69,7%
|
Tập đứng
|
85
|
84
|
69,7%
|
68,9%
|
Tập đi
|
85
|
84
|
69,7%
|
68,9%
|
Nhu cầu PHCN vận động tay, chân liệt chiếm
tỷ lệ cao nhất với 82,8%, trong khi nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp
hơn khoảng 70%.
IV. BÀN LUẬN
Theo kết
quả từ một số nghiên cứu thì nhu cầu PHCN hô hấp ở người bệnh đột quỵ giai đoạn
cấp là rất lớn vì người bệnh đột qụy thường có những bệnh lý đường hô hấp do hậu quả của nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi [3-5]. Việc này có thể ngăn ngừa bằng cách
PHCN hô hấp như uống đủ nước để làm long các chất dịch quánh, tập thở, vận động
sớm, ngồi dậy trên giường, vỗ rung lồng ngực hàng ngày để người bệnh dễ khạc đờm, dãi. Về mặt chuyên môn, KTV vật lý trị liệu hoàn toàn có thể đáp ứng được các
nhu cầu của người bệnh về nội dung PHCN hô hấp, tuy nhiên về nhân lực KTV chưa đáp ứng được đầy đủ so với nhu cầu
của người bệnh cũng như số lượng lớn bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại 02 đơn
vị trên. Trong nghiên cứu có khoảng 66-72% người bệnh có nhu cầu vỗ rung lồng ngực
và tập thở, còn lại khoảng 85% NB có nhu cầu tăng cường vận động; khác với
nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm: 21,8% NB có nhu cầu tập thở, 60,9% NB
có nhu cầu vỗ rung lồng ngực và tăng cường vận động, 41,4% người bệnh có nhu
cầu uống đủ nước mỗi ngày [2].
Một nghiên cứu tại Singapore tìm hiểu tỷ
lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trên 111 người bệnh sau đột quỵ bằng siêu
âm Duplex cho thấy tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu vào ngày 7-10 sau khởi phát đột
quỵ là 30%; vào ngày 25-30 sau khởi phát đột quỵ là 45% [7]. Huyết khối tĩnh mạch sâu trên người bệnh đột quỵ cấp
thường không có triệu chứng, có thể xảy ra thuyên tắc phổi mà không có dấu hiệu
lâm sàng [2]. Do đó phòng ngừa tắc mạch trong đó có phòng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu trong thời gian
hồi phục sớm sau cơn đột quỵ cấp là nhu cầu cấp thiết. So với nghiên cứu của
tác giả khác, tỷ lệ người bệnh có nhu cầu phòng ngừa tắc mạch trong nghiên cứu của chúng tôi là 92,6% khá
tương đồng với 87,4% của nghiên cứu Hoàng Ngọc Thắm và cộng sự [2].
Biến chứng thường gặp và ảnh hưởng xấu đến
chức năng của người bệnh đột quỵ sau này là sự co cứng của các chi với mẫu điển
hình là co cứng gập ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới [3-5]. Do đó, người cần sớm được thực hiện chăm sóc tư thế
đúng. KTV cần hướng dẫn và hỗ trợ người nhà bệnh nhân thường xuyên vận động
tay, chân liệt của người bệnh và luôn chú ý đặt người bệnh nằm đúng tư thế trên
giường với bên liệt ra ngoài, tay liệt giữ ở vị thế duỗi, chân liệt gập nhẹ với
một gối nhỏ đặt dưới khoeo chân…. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ có
như cầu tăng cường vận động chiệm 91% cao hơn 67,2% nhu cầu tư thế nằm đúng
trên giường. Điều này cho thấy, trong chăm sóc dự phòng co cứng các chi, nhu cầu
tập bằng các biện pháp tăng cường vận động được quan tâm nhiều hơn so với chăm
sóc về tư thế đúng cho người bệnh. Đây là nội dung tiếp theo cần nhắc nhở KTV để
đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh.
Hướng
dẫn tư thế đúng có thể xem là nhu cầu cơ bản của người bệnh và KTV cần sử dụng
nhiều kỹ thuật chuyên môn về PHCN ở các vị trí, tư thế khác nhau (nằm, ngồi,
đi, đứng) và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn liệt của NB [3-7]. Có 67,2% người bệnh trong nghiên cứu có
nhu cầu ở nhóm nội dung này, thấp hơn nghiên cứu của tác giả Hoàng Nọc Thắm
(98,9%) [2]. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu PHCN vận động tay, chân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,8%, trong
khi nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 70%. Như vậy, nhu cầu PHCN cho
người bệnh sau đột quỵ giai đoạn cấp là rất lớn. Do đó, cần có sự quan tâm hơn
nữa từ cán bộ y tế tại các đơn vị chăm sóc cho người bệnh giai đoạn cấp và cả
nhân viên y tế làm công tác PHCN. Sự phối hợp của các chuyên khoa nói chung
cũng như tình thần chủ động của nhân viện y tế thuộc chuyên ngành PHCN là yếu tố
quan trọng giúp cho hoạt động đánh giá nhu cầu và chăm sóc PHCN tốt hơn.
V. KẾT LUẬN
Nhu cầu về PHCN hô hấp chiếm tỷ lệ cao khoảng 85% so với nhu cầu tập tăng
cường vận động, tập vỗ rung 72% và tập thở 66%. Nhu cầu PHCN phòng tắc mạch bằng
tăng cường vận động chiếm cao nhất 92,6%, trong khi ở nội dung vận động tay
chân hai bên chỉ chiếm 64-66%. Hướng dẫn tư thế đúng trong PHCN, người bệnh có
nhu cầu cao nhất ở nội dung tăng cường vận động chiếm 91%, nhưng nh cầu vị thế
đúng trên giường chỉ ở mức khoảng 67%. Nhu cầu của người bệnh được vận động trị
liệu tay, chân bên liệt chiếm tỷ lệ cao nhất 82,8%, trong khi nhu cầu tập ngồi,
đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 70%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Nurses Association, Optimal Nurse Staffing to
Improve Quality of Care and Patient Outcomes: Executive Summary; 2015; 250-310.
2. Hoàng Ngọc Thắm. Thực trạng nhu cầu và
chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng
viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Quản lý
bệnh viện, 2012; Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chương. Bài giảng Đại cương đột
quỵ não, NXB y học, 2010;
4. Trần
Văn Chương. Kết quả phục hồi chức năng vận động và các hoạt động tự chăm sóc của
người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Tạp chí Y học lâm sàng, 2006;
11, 47-50.
5. Nguyễn Thị Huệ và Vũ Thị
Bích Hạnh. Tỷ lệ thương tật thứ cấp ở
bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não giai đoạn sớm. Nghiên cứu y học, 2008; 2(54): 63-67.
6. Phan Thái Nguyên và Vũ
Anh Nhị. Biến chứng thường gặp
trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp. Tạp chí Y học thực hành, 2009; 13(1): 30-36.
7. De Silva DA. Deep vein thrombosis
following ischemic Stroke among Asian", Cerebrovasc Dis, 2006; 22: 245 - 250.
Situation of acute stroke patients’ demand for early
at Vinh phúc general Hospital in 2017
Nguyen Thi Hai Yen1, Do Dao Vu 2,
Nguyen Dang Vung 3
1 Vinh Phuc Rehabiltattion Hospital
2Bach Mai Hospital,
Hanoi
3Hanoi Medical
University
The study aims to investigate the situation of acute stroke patients’ demand for early rehabilitation at Vinh Phuc general hospital in 2017. We carried out a cross sectional study on 122 patients with acute strokes and nonprogressive neurological deficits or their family members. The findings showed that there was a high demand for respiratory rehabilitation with 85-86% compared to the need of physical therapists, chest physical therapy 72-73% and breathing exercises with 66%. While 92.6% of the patients required the instruction about embolism prevention by movement enhancement, physical therapists met the need of only 64-82% of the patients in terms of limbs exercises on the paralyzed side and limbs bilaterals. As far as posture correction concerned, the patients have the highest demand for movement enhancement (91.0%), but the physical therapists’ response was 67.0%. The patients gave the top priority to physical therapy have the highest for hands and legs (82.82%), But the demand for sitting, standing and walking is only about 70%.
Keywords: stroke, rehabilitation, Physical therapy
Nghiên
cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu phục hồi chức năng (PHCN) sớm của người bệnh
đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 122 người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân bị đột quỵ giai đoạn
cấp, có tình trạng thiếu sót thần kinh không còn tiến triển. Kết quả thu được
là nhu cầu về PHCN hô hấp chiếm tỷ lệ cao 85-86% so với nhu cầu tập tăng cường
vận động, tập vỗ rung 72-73% và tập thở khoảng 66%. Nhu cầu PHCN phòng tắc mạch
bằng tăng cường vận động chiếm 92,6%, trong khi người bệnh chỉ có nhu cầu 64-82%
ở nội dung vận động tay chân bên liệt và tay chân hai bên. Đối với Hướng dẫn tư
thế đúng trong PHCN, người bệnh có nhu cầu cao nhất ở nội dung tăng cường vận động
chiếm 91,0%. Nhu cầu của người bệnh được vận động trị liệu tay, chân liệt chiếm
tỷ lệ cao nhất 82,8%, nhưng nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chỉ khoảng 70%.
Từ khóa: đột quỵ, phục hồi chức năng, kỹ thuật
viên
*
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Địa
chỉ: Bệnh viện Phục hồi Chức Năng Vĩnh Phúc
Điện
thoại: 0915057599
Email:
nguyenhaiyen171184@gmail.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ (Stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não,
được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “tình
trạng bệnh lý não biểu hiện bởi các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột
với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong
trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não” [1]. Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể bị
những di chứng nặng nề như viêm phổi, trầm cảm, co cứng các chi, liệt nửa người,…
thậm chí tử vong. Do đó, người bệnh đột quỵ cần được chẩn đoán nhanh, chính
xác, sử dụng thuốc đúng, đủ, kịp thời và được chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN)
sớm, đặc biệt ngay từ giai đoạn cấp của bệnh [2]. Tuy nhiên, công tác PHCN sớm cho người
bệnh còn chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc hạn chế về nhận thức của
người bệnh và đầu tư nhân lực cho công tác này. Do đó, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mô tả thực trạng nhu cầu phục hồi
chức năng sớm của người bệnh và người nhà bệnh nhân đột
quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- 2.2.Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh
hoặc người nhà bệnh nhân đột quỵ
giai đoạn cấp từ 18 tuổi trở lên, điều trị tại 02 khoa là nơi nhận và điều trị cho người bệnh
đột quỵ giai đoạn cấp: Nội thần kinh và Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc, có tình trạng thiếu
sót thần kinh không còn tiến triển.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đột
quỵ không có khả năng nghe, nói bình thường và chưa đủ 18 tuổi theo năm sinh
dương lịch;
Người bệnh
đột quỵ là thân nhân của nhân viên bệnh viện;
Người bệnh
đột quỵ đã qua giai đoạn cấp
Người
nhà bệnh nhân không thường
xuyên chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện;
Đối tượng
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- 2.3.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại 02
khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ 7/2017
đến tháng 5/2018.
- 2.4.Cỡ mẫu và chọn mẫu
Lấy cỡ mẫu toàn bộ, thuận tiện có chủ đích những người bệnh đột quỵ giai
đoạn cấp đang nằm điều trị nội trú tại 2 khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực,
có 122 người bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
Tất cả bệnh nhân điều trị tại 02 khoa Nội Thần kinh và Hồi sức tích cực Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, được
chẩn đoán đột quỵ giai đoạn cấp. Được khám lâm sàng, làm đầy đủ các xét nghiệm:
chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ) và các xét nghiệm
máu, nước tiểu.
Vật liệu và công cụ nghiên cứu:
Mẫu bệnh án nghiên cứu, phiếu phỏng vấn;
mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chí chẩn đoán đột quỵ giai đoạn
cấp:
Đột quỵ được chẩn đoán theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới [1] và thời gian bị bệnh dưới 6 tuần
kể từ ngày khởi phát cơn đột quỵ
Các chỉ số đánh
giá:
Tuổi, giới, điểm mức độ nặng của đột
quỵ theo thang điểm National Institutes of Health Stroke Scale (NIHSS); các nhu
cầu người bệnh/người nhà và mức đáp ứng nhu cầu
về các nội dụng: PHCN hô hấp, PHCN phòng tắc mạch,
PHCN tư thế đúng, PHCN vận động.
- 2.5.Xử lý số liệu
Phân
tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán thống kê
mô tả để mô tả tần số, tỷ lệ % với các biến định tính, tính trung bình và độ lệch
chuẩn với các biến định lượng.
- 2.6.Đạo đức nghiên cứu: Đề tài thông qua hội đồng y đức của trường Đại học Y Hà Nội.
- 2.2.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
theo tuổi và giới (số lượng = 122)
Giới
|
Nam
|
Nữ
|
số
lượng
|
tỷ
lệ %
|
Số
lượng
|
Tỷ lệ %
|
|
67
|
54,9
|
55
|
45,1
|
Tuổi (trung bình ± độ lệch
chuẩn)
|
71,5±14,9
|
Tỷ lệ nam và nữ là tương đồng với 54,9% người bệnh nữ và 45,1% người bệnh nam.

Hình 1. Phân loại mức độ đột quỵ của
người bệnh theo thang điểm NIHSS
Số người bệnh đột quỵ mức độ nặng và
rất nặng chiếm 27,8%, trong tình trạng hôn mê hoặc cần thở máy được điều trị tại
Khoa Hồi sức tích cực.
Bảng 2. Nhu cầu phục hồi chức năng hô hấp
của người bệnh đột quỵ
giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN hô hấp
|
Có nhu cầu PHCN hô hấp
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vỗ rung lồng ngực
|
88
|
90
|
72,1%
|
73,8%
|
Tập thở
|
81
|
82
|
66,3%
|
66,3%
|
Tăng cường vận động
|
104
|
105
|
85,3%
|
86,1%
|
Uống ít nhất 2 lít nước
mỗi ngày
|
76
|
73
|
62,3%
|
60,3%
|
Các
nhu cầu về bài tập PHCN hô hấp đơn giản như tăng cường vận động chiếm tỷ lệ cao
nhất 85% so với các bài tập chuyên sâu vỗ rung, tập thở 66-72%.
Bảng 3. Nhu cầu phục hồi chức năng phòng tắc mạch ở người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN phòng
tắc mạch
|
Có nhu cầu PHCN phòng tắc mạch
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vận động tay, chân 2 bên
|
79
|
81
|
64,7%
|
66,4%
|
Vận động tay, chân liệt
|
101
|
101
|
82,8%
|
82,8%
|
Tăng cường vận động
|
113
|
112
|
92,6%
|
91,8%
|
Nhu cầu PHCN tăng cường vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 113/122 (92,6%).
Bảng 4. Nhu cầu phục hồi chức
năng tư thế đúng của người bệnh đột
quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung PHCN tư thế đúng
|
Có nhu cầu PHCN tư
thế đúng
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vị thế nằm đúng trên giường
|
82
|
81
|
67,2%
|
66,9%
|
Tăng cường vận động
|
111
|
112
|
91,0%
|
91,8%
|
Nhu cầu PHCN tư thế đúng của người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng cường
vận động chiếm cao nhất 91,0%.
Bảng 5. Nhu cầu luyện tập phục hồi chức năng của người bệnh đột
quỵ giai đoạn cấp (n=122)
Nội dung luyện tập PHCN vận động
|
Có nhu cầu PHCN vận động
|
Có nhu cầu hỗ trợ thực hiện
|
Vận động
tay, chân 2 bên
|
77
|
78
|
63,1%
|
63,9%
|
Vận động
tay, chân liệt
|
101
|
101
|
82,8%
|
82,8%
|
Tập ngồi
|
88
|
85
|
72,1%
|
69,7%
|
Tập đứng
|
85
|
84
|
69,7%
|
68,9%
|
Tập đi
|
85
|
84
|
69,7%
|
68,9%
|
Nhu cầu PHCN vận động tay, chân liệt chiếm
tỷ lệ cao nhất với 82,8%, trong khi nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp
hơn khoảng 70%.
IV. BÀN LUẬN
Theo kết
quả từ một số nghiên cứu thì nhu cầu PHCN hô hấp ở người bệnh đột quỵ giai đoạn
cấp là rất lớn vì người bệnh đột qụy thường có những bệnh lý đường hô hấp do hậu quả của nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi [3-5]. Việc này có thể ngăn ngừa bằng cách
PHCN hô hấp như uống đủ nước để làm long các chất dịch quánh, tập thở, vận động
sớm, ngồi dậy trên giường, vỗ rung lồng ngực hàng ngày để người bệnh dễ khạc đờm, dãi. Về mặt chuyên môn, KTV vật lý trị liệu hoàn toàn có thể đáp ứng được các
nhu cầu của người bệnh về nội dung PHCN hô hấp, tuy nhiên về nhân lực KTV chưa đáp ứng được đầy đủ so với nhu cầu
của người bệnh cũng như số lượng lớn bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại 02 đơn
vị trên. Trong nghiên cứu có khoảng 66-72% người bệnh có nhu cầu vỗ rung lồng ngực
và tập thở, còn lại khoảng 85% NB có nhu cầu tăng cường vận động; khác với
nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm: 21,8% NB có nhu cầu tập thở, 60,9% NB
có nhu cầu vỗ rung lồng ngực và tăng cường vận động, 41,4% người bệnh có nhu
cầu uống đủ nước mỗi ngày [2].
Một nghiên cứu tại Singapore tìm hiểu tỷ
lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trên 111 người bệnh sau đột quỵ bằng siêu
âm Duplex cho thấy tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu vào ngày 7-10 sau khởi phát đột
quỵ là 30%; vào ngày 25-30 sau khởi phát đột quỵ là 45% [7]. Huyết khối tĩnh mạch sâu trên người bệnh đột quỵ cấp
thường không có triệu chứng, có thể xảy ra thuyên tắc phổi mà không có dấu hiệu
lâm sàng [2]. Do đó phòng ngừa tắc mạch trong đó có phòng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu trong thời gian
hồi phục sớm sau cơn đột quỵ cấp là nhu cầu cấp thiết. So với nghiên cứu của
tác giả khác, tỷ lệ người bệnh có nhu cầu phòng ngừa tắc mạch trong nghiên cứu của chúng tôi là 92,6% khá
tương đồng với 87,4% của nghiên cứu Hoàng Ngọc Thắm và cộng sự [2].
Biến chứng thường gặp và ảnh hưởng xấu đến
chức năng của người bệnh đột quỵ sau này là sự co cứng của các chi với mẫu điển
hình là co cứng gập ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới [3-5]. Do đó, người cần sớm được thực hiện chăm sóc tư thế
đúng. KTV cần hướng dẫn và hỗ trợ người nhà bệnh nhân thường xuyên vận động
tay, chân liệt của người bệnh và luôn chú ý đặt người bệnh nằm đúng tư thế trên
giường với bên liệt ra ngoài, tay liệt giữ ở vị thế duỗi, chân liệt gập nhẹ với
một gối nhỏ đặt dưới khoeo chân…. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ có
như cầu tăng cường vận động chiệm 91% cao hơn 67,2% nhu cầu tư thế nằm đúng
trên giường. Điều này cho thấy, trong chăm sóc dự phòng co cứng các chi, nhu cầu
tập bằng các biện pháp tăng cường vận động được quan tâm nhiều hơn so với chăm
sóc về tư thế đúng cho người bệnh. Đây là nội dung tiếp theo cần nhắc nhở KTV để
đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh.
Hướng
dẫn tư thế đúng có thể xem là nhu cầu cơ bản của người bệnh và KTV cần sử dụng
nhiều kỹ thuật chuyên môn về PHCN ở các vị trí, tư thế khác nhau (nằm, ngồi,
đi, đứng) và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn liệt của NB [3-7]. Có 67,2% người bệnh trong nghiên cứu có
nhu cầu ở nhóm nội dung này, thấp hơn nghiên cứu của tác giả Hoàng Nọc Thắm
(98,9%) [2]. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu PHCN vận động tay, chân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,8%, trong
khi nhu cầu tập ngồi, đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 70%. Như vậy, nhu cầu PHCN cho
người bệnh sau đột quỵ giai đoạn cấp là rất lớn. Do đó, cần có sự quan tâm hơn
nữa từ cán bộ y tế tại các đơn vị chăm sóc cho người bệnh giai đoạn cấp và cả
nhân viên y tế làm công tác PHCN. Sự phối hợp của các chuyên khoa nói chung
cũng như tình thần chủ động của nhân viện y tế thuộc chuyên ngành PHCN là yếu tố
quan trọng giúp cho hoạt động đánh giá nhu cầu và chăm sóc PHCN tốt hơn.
V. KẾT LUẬN
Nhu cầu về PHCN hô hấp chiếm tỷ lệ cao khoảng 85% so với nhu cầu tập tăng
cường vận động, tập vỗ rung 72% và tập thở 66%. Nhu cầu PHCN phòng tắc mạch bằng
tăng cường vận động chiếm cao nhất 92,6%, trong khi ở nội dung vận động tay
chân hai bên chỉ chiếm 64-66%. Hướng dẫn tư thế đúng trong PHCN, người bệnh có
nhu cầu cao nhất ở nội dung tăng cường vận động chiếm 91%, nhưng nh cầu vị thế
đúng trên giường chỉ ở mức khoảng 67%. Nhu cầu của người bệnh được vận động trị
liệu tay, chân bên liệt chiếm tỷ lệ cao nhất 82,8%, trong khi nhu cầu tập ngồi,
đứng và đi chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 70%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Nurses Association, Optimal Nurse Staffing to
Improve Quality of Care and Patient Outcomes: Executive Summary; 2015; 250-310.
2. Hoàng Ngọc Thắm. Thực trạng nhu cầu và
chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng
viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Quản lý
bệnh viện, 2012; Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chương. Bài giảng Đại cương đột
quỵ não, NXB y học, 2010;
4. Trần
Văn Chương. Kết quả phục hồi chức năng vận động và các hoạt động tự chăm sóc của
người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Tạp chí Y học lâm sàng, 2006;
11, 47-50.
5. Nguyễn Thị Huệ và Vũ Thị
Bích Hạnh. Tỷ lệ thương tật thứ cấp ở
bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não giai đoạn sớm. Nghiên cứu y học, 2008; 2(54): 63-67.
6. Phan Thái Nguyên và Vũ
Anh Nhị. Biến chứng thường gặp
trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp. Tạp chí Y học thực hành, 2009; 13(1): 30-36.
7. De Silva DA. Deep vein thrombosis
following ischemic Stroke among Asian", Cerebrovasc Dis, 2006; 22: 245 - 250.
Situation of acute stroke patients’ demand for early
at Vinh phúc general Hospital in 2017
Nguyen Thi Hai Yen1, Do Dao Vu 2,
Nguyen Dang Vung 3
1 Vinh Phuc Rehabiltattion Hospital
2Bach Mai Hospital,
Hanoi
3Hanoi Medical
University
The study aims to investigate the situation of acute stroke patients’ demand for early rehabilitation at Vinh Phuc general hospital in 2017. We carried out a cross sectional study on 122 patients with acute strokes and nonprogressive neurological deficits or their family members. The findings showed that there was a high demand for respiratory rehabilitation with 85-86% compared to the need of physical therapists, chest physical therapy 72-73% and breathing exercises with 66%. While 92.6% of the patients required the instruction about embolism prevention by movement enhancement, physical therapists met the need of only 64-82% of the patients in terms of limbs exercises on the paralyzed side and limbs bilaterals. As far as posture correction concerned, the patients have the highest demand for movement enhancement (91.0%), but the physical therapists’ response was 67.0%. The patients gave the top priority to physical therapy have the highest for hands and legs (82.82%), But the demand for sitting, standing and walking is only about 70%.