1. Khái niệm giấc ngủ
Giấc ngủ là trạng thái bình thường của con người.
Giấc ngủ đó là trạng thái chung, kéo dài của cơ thể, được gây ra do sự tổ chức lại
hoạt động phức hợp của yếu tố nội sinh và ngoại sinh đặc trưng là những giao
động ngày - đêm và đảm bảo hoạt động của não trong trạng thái thức tỉnh.
Giấc ngủ là sự điều hòa, lặp đi lặp lại của một quá trình
sinh lý bình thường. Trung bình mỗi người cần đến 220.000 giờ để ngỉ trong suốt
cuộc đời và rối loạn giấc ngủ thường là triệu chứng sớm nhất của các bệnh tâm
thần.
2. Sinh lý giấc ngủ
- Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi
nhịp sinh học. Trong 24h người lớn ngủ 1- 2 lần, trẻ sơ sinh chưa rõ nhíp thức
ngủ, phụ nữ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Một giấc ngủ bình thường gồm
khoảng 4-5 chu kỳ, mỗi chu kỳ 90-120 phút gồm 5 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Chiếm 5% giai
đoạn ru giấc ngủ, giai đoạn này rất ngắn chỉ kéo dài vài phút rồi chuyển sang
giai đoạn 2.
+ Giai đoạn 2: Chiếm khoảng 50%
thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ nông, ở giai đoạn này thức dậy khó khăn.
+ Giai đoạn 3: Chiếm khoảng 5%
còn gọi là giai đoạn ngủ sâu. Ở giai đoạn này các dấu hiệu sinh tồn đều giảm.
+ Giai đoạn 4: Chiếm khoảng 25%
thời gian, giai đoạn này ngủ rất sâu các dấu hiệu sinh tồn đạt mức độ thấp
nhất.
+ Giai đoạn 5: Chiếm khoảng
20-25% thòi gian, gọi là giấc ngủ nghịch thường.
- Giấc ngủ ngon và chất lượng.
Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ đảm bảo cả
về số lượng và chất lượng.
+ Đủ về lượng: đảm bảo thời gian ngủ 7-8 giờ theo sinh lý
bình thường.
+ Đảm bảo về chất lượng: Sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy
tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh không có cảm giác mệt mỏi và không có ác mộng
khi ngủ.
4. Tầm quan trọng của giấc ngủ.
- Ngủ là một nhu cầu sống còn của cơ thế. Ngủ chiếm 1/3
thời gian của cuộc đời mỗi con người.
- Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số biểu hiện sau:
+ Mệt mỏi, uể oải trong ngày.
+ Bồn chồn, dễ nóng giận.
+ Quên không tập trung được vào công việc
+ Khó đưa ra những quyết định sáng suốt.
+ Tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bửi người khác.
+ Mất khả năng thiết lập cho tương lai.
+Có thể có những ảo giác.
5.Phân loại rối loạn giấc ngủ chia làm hai nhóm
- Nhóm 1: Bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng
và những thời điểm khác nhau của giấc ngủ.
- Nhóm 2: Bao gồm những hiện tượng bất thường xảy ra trong
giấc ngủ.
- Tỷ lệ mất ngủ chiếm 10-15% dân số
- Trong đó mất ngủ tạm thời thường gặp nhất. Mất ngủ tạm
thời thường xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần. Mất ngủ
tạm thời là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30-40% dân số, nguyên nhân đa dạng như
có biến cố trong cuộc sống sinh hoạt không điều độ, các bệnh cơ thể, môi trường.
Tỷ lệ nữ gấp đôi nam.
- Mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay thực thể gây ra, từ
30-60%trường hợp mất ngủ có liên quan từ các rối loạn tâm thần.
6.Một số lời khuyên giúp cho
giấc ngủ ngon.
- Đi ngủ, thức dậy đúng giờ.
- Không nên nằm lâu trên giường vào buổi sáng, dậy ngay sau
khi thức dậy.
- Đi ngủ ngay khi có biểu hiện buồn ngủ: ngáp, mắt lim dim,
không cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ.
- Không đọc những cuốn sách quá lôi cuốn, hâp dẫn vào buổi
tối.
- Không dùng các chất kích thích như trà, cafe... vào buổi
tối.
- Không ăn tối quá muộn, nên ăn nhẹ, không ăn quá no.
- Không nên chơi các môn thể thao nặng vào buổi tối.
- Phòng ngủ bố trí thông thoáng, mát, yên tĩnh
- Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ dùng khi thật cần thiết và
tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
7. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng một số thủ thuật phục hồi chức năng như:
- Điện trường cao áp toàn thân.
- Ô xy cao áp
- Điện phân dẫn thuốc
- Tần phổ
- Xoa bóp bám huyệt
- Kết hợp một số các phương pháp như: tâm lý liệu pháp, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu
- Ngoài ra còn kết hợp nội khoa, hoá trị liệu,...
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Điện trường cao áp cho bệnh nhân rối loạn giấc ngủ
Điện phân dẫn thuốc
Trên đây là một số các thông tin về căn bệnh rối loạn giấc ngủ và các phương pháp điều trị . Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn trong qua trình điều trị
Lê Thị Thuỷ- Khoa Nội nhi- BV PHCN